ĐỖ THANH TỊNH: PHÍA NAM CÓ TỨ HƯNG!

(DĐDN) – Ðỗ Thanh Tịnh đến với lĩnh vực kinh doanh nội thất online cùng hành trang là… 2 lần thất bại trước đó.

Thất bại từ những lần kinh doanh trước đã không làm nhụt chí chàng thanh niên xứ Quảng đam mê kinh doanh và khát khao được chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với những người từng có chung cảnh ngộ. Đỗ Thanh Tịnh, nhà sáng lập thương hiệu Nội thất Tứ Hưng đã trải lòng mình về những vấp ngã đã qua cũng như tham vọng của anh với lĩnh vực nội thất.

Hai lần tay trắng

– Học Đại học Văn hóa, nhưng anh lại rất đam mê kinh doanh. Anh có thể chia sẻ cơ duyên đến với lĩnh vực kinh doanh đầu tiên của mình?

Sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hóa TP.HCM năm 2003, tôi xin vào làm tại một số công ty chuyên kinh doanh văn hóa phẩm để “học nghề”. Khi tích cóp được chút vốn liếng và kinh nghiệm, tôi quyết định ra làm riêng bằng việc bỏ mối sách tại các cửa hàng sách báo trước cổng trường, kiêm giao báo tận nhà. Thời điểm năm 2005, cửa hàng sách Nhím Con của tôi khá nổi tiếng ở TP.HCM.

Thời điểm đó, tiểu thuyết là thể loại được ưa chuộng. Tôi chọn cho mình thị trường ngách khác là sách thiếu nhi, vì chưa có người làm nên ít chịu cạnh tranh. Dạo đó, những truyện thiếu nhi như Doremon, Conan, Thần đồng đất Việt… rất được các em thiếu nhi yêu thích. Để chăm sóc nhóm khách hàng này, thay vì đợi khách đến cửa hàng mua sách, tôi thực hiện chính sách giao sách tận nhà.

Với doanh nghiệp khởi nghiệp, tham gia mảng thương mại sẽ chắc chắn hơn là sản xuất
Sau này vì muốn mua bản quyền sách nước ngoài nên tôi thành lập công ty, đặt tên là Tháng Giêng. Ai ngờ cái tên này xem ra không mang lại may mắn, tháng Giêng là tháng ăn chơi, ăn chơi thì… phá sản (cười).

Ban đầu, nhờ nắm bắt nhanh thị hiếu sách thiếu nhi, doanh nghiệp của tôi phát triển nhanh chóng, chỉ riêng bộ phận giao sách của tôi đã có 16 người.

Đến năm 2007, Tháng Giêng trở thành nhà phân phối sách thiếu nhi lớn nhất thị trường miền Nam. Thấy vậy, tôi muốn tham gia sản xuất và độc quyền phân phối truyện tranh. Ai ngờ nước cờ này đã làm tôi té ngã. Tôi in đến cuốn sách thứ 6, mỗi cuốn 5.000 bản thì đứt vốn. Với tổng cộng 30.000 cuốn sách, tôi chỉ bán được 12.000 cuốn, còn tồn kho 18.000 cuốn phải bán ve chai. Tôi chính thức phá sản với số nợ 300 triệu đồng.

– 26 tuổi gánh trên vai khoản nợ 300 triệu đồng, anh làm gì để trả nợ?

Tôi khởi nghiệp lần thứ 2. Đó là năm 2009. Trong khi đi bỏ mối truyện tranh, tôi thấy các trung tâm điện máy khuyến mại nhiều nên mua thêm đèn sạc để tặng cho đại lý. Sản phẩm này rẻ tiền, nhưng nhiều người có nhu cầu, thế là tôi đi tìm nguồn hàng cung cấp.

Đây là thời điểm thị trường điện máy rất hút hàng, nhiều doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng. Tôi quyết định gầy dựng lại doanh nghiệp với tên gọi Tứ Hưng và mở cửa hàng đầu tiên tại khu Gò Dưa – Thủ Đức, là nơi tập trung các khu công nghiệp nhằm bán hàng điện máy giá rẻ cho công nhân. Việc buôn bán thuận lợi, có ngày doanh số thu về lên tới 300 – 400 triệu đồng.

Đang “thắng” lớn, tôi cho mở liên tục 12 cửa hàng với tên gọi Tứ Hưng Mini Mart trong vòng 2 năm. Có thời điểm doanh số lên tới 3 tỷ đồng mỗi tháng, đưa tổng doanh thu năm 2011 lên tới 30 tỷ đồng. Đó là giai đoạn kinh doanh “bán hàng giả, lấy tiền thiệt” theo nghĩa đen! Chúng tôi mua những hàng chợ về, dán nhãn mác các thương hiệu Sharp, Toshiba, Panasonic… và bán với giá y như hàng chính hãng, lợi nhuận lên tới mấy trăm phần trăm.

Tôi cứ thấy lợi là làm mà không tính toán kỹ chi phí đầu vào, đầu ra, cũng không có kinh nghiệm quản lý nên nhiều khi nhân viên bán hàng không nộp tiền tôi cũng không nắm được. Quan trọng hơn, việc buôn gian bán lận của tôi đến sau này khi đọc về “quản lý doanh nghiệp”, tôi mới biết rằng, do tôi đã tạo nghiệp xấu, bán hàng giả hàng nhái nên tôi phải lãnh hậu quả. Mà hậu quả lần này lớn gấp nhiều lần lần thất bại trước đó, tôi phá sản lần 2 với số nợ gần 3 tỷ đồng.

Lần trắng tay này khiến tôi gần như đổ sụp. Nhìn cảnh đại lý, chủ nợ thuê giang hồ đến cấn tài sản trả nợ, tôi thấy mình gần như không còn lối thoát. Tôi đổi số điện thoại liên tục để tạm “lánh nợ” và quay trở lại làm thuê với mong muốn trả được nợ. Làm được 2 tháng với mức lương 6 triệu đồng/tháng, tôi thấy nếu cứ tiếp tục làm thuê với mức lương ít ỏi đó, tôi sẽ không mong đợi gì trả hết nợ…

Phía Bắc có Hòa Phát, phía Nam có Tứ Hưng. Chúng tôi sẽ là đối trọng của Hòa Phát ở phía Nam
Kinh doanh online trên nền tảng offline

– Vậy anh đã làm thế nào để giải quyết nợ nần?

Tôi khởi nghiệp lần thứ 3, trong một tâm thế thận trọng hơn. Tôi đọc nhiều sách, tự học hỏi và tham gia các lớp đào tạo quản trị kinh doanh. Trải qua 2 lần thất bại, tôi biết mình còn hổng chỗ nào và lo bù đắp những chỗ đó.

Thời điểm những năm 2012-2013, thương mại điện tử mới chỉ nhen nhóm tại Việt Nam, nhưng tôi tin rằng, với những lợi ích của nó, loại hình kinh doanh này sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Hơn nữa, khi lâm vào cảnh trắng tay không còn một đồng làm vốn, việc kinh doanh online xem ra phù hợp hơn với tôi.

Kinh doanh lĩnh vực nào là câu hỏi khiến tôi đau đầu. Tự mày mò nghiên cứu thị trường, tôi thấy lĩnh vực nội thất, đặc biệt là hàng nội thất bình dân giá rẻ vẫn còn nhiều “đất” để phát triển, tôi quyết tâm dấn thân vào lĩnh vực này.

Lần khởi nghiệp này, tôi vẫn lấy tên doanh nghiệp là Tứ Hưng bởi tôi tin rằng, cái tên này với ý nghĩa “hưng thịnh bốn mùa” sẽ mang lại may mắn cho tôi. Tôi lập web tuhung.net, viết bài tư vấn trên web, chạy diễn đàn quảng cáo, quảng cáo từ khóa trên Google… Kết quả là năm 2015, doanh số công ty đã đạt 10 tỷ đồng và đến 2016 thì tăng gấp đôi lên 20 tỷ đồng.

– Rất nhiều doanh nghiệp tiếng tăm tham gia thương mại điện tử từ nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa có lợi nhuận. Thậm chí thương mại điện tử được coi là cuộc chơi đốt tiền và không ít doanh nghiệp đã phải tuyên bố đóng cửa. Anh có giải pháp gì cho doanh nghiệp của mình hay không?

Nhiều doanh nghiệp thua lỗ vì họ đã áp đặt sai mô hình kinh doanh này vào doanh nghiệp mình. Nhiều người bê nguyên phương thức kinh doanh của nước ngoài về Việt Nam, không phù hợp thì thua lỗ là phải rồi.

Trong khi ở các thị trường tiên tiến, người tiêu dùng thanh toán trước qua thẻ rồi nhận hàng, thì 61% người Việt thanh toán tiền mặt và còn lạ lẫm với thương mại điện tử. Ở giai đoạn mới bắt đầu, mình phải kiên nhẫn chăm sóc họ.

Tôi thấy các trang thương mại điện tử của Việt Nam đang cố gắng để tự động hóa tất cả các khâu. Nhưng càng tự động hóa càng xa cách người tiêu dùng. Tôi đặt mua mỗi năm 52 cuốn sách từ một trang thương mại điện tử, nhưng họ chưa từng gọi điện cho tôi một cuộc hỏi xem tôi có hài lòng không, tôi có thích thể loại nào nữa hay không? Chăm sóc khách hàng vậy là hỏng rồi.

Trong khi đó ở Tứ Hưng, chúng tôi kinh doanh online trên nền tảng offline. Tôi đào tạo nhân viên bán hàng là những nhân viên tư vấn và ngược lại, những nhân viên tư vấn chăm sóc

Theo Lê Dung_Doanh Nhân

Hotline: 093 4090 943
Chat Zalo
Hotline